Chien-Shiung Wu (13/5/1912 – 16/2/1997)
– Nếu Stephen Hawking được gọi là ông Hoàng Vật Lý bởi những đóng góp to lớn về nghiên cứu vũ trụ thì Ngô Kiện Hùng cũng được mệnh danh là Nữ Vương Vật Lý Học bởi bà là người phụ nữ đầu tiên cũng như người phụ nữ thành công nhất trong Vật Lý thực nghiệm.
– Chien-Shiung sinh ra và lớn lên tại một tỉnh nhỏ của trung quốc – một đất nước mà tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào văn hóa, nhưng may mắn là trong một gia đình mà cha mẹ bà là những người có tư tưởng tiến bộ, luôn khuyến khích con gái đọc sách, tạo mọi điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Do ở đây không có trường cho nữ sinh, nên bà phải đến Tô
Châu để học. Tuy học ngành sư phạm nhưng với tinh thần ham học hỏi được bồi dưỡng từ nhỏ, bà mượn sách vở các bạn ngành khác để tự mình tìm hiểu về Lý, Hóa và Toán học.
– Bà Tốt nghiệp THPT với điểm số cao nhất trường và lần nữa trở thành sinh viên ưu tú nhất trong tất cả các môn. Năm 1936, bà sang California học tiến sĩ và trở thành nhà vật lý học là nữ đầu tiên và tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Trở thành một chuyên gia thực nghiệm trên lĩnh vực phóng xạ, bà từng được mời tham gia Dự án Manhattan, bà Ngô cũng là nhà vật lý đã đưa ra kết quả thực nghiệm có ý nghĩa quyết định trong việc chứng minh sự vi phạm bảo toàn chẵn-lẻ (CP violation), khám phá đã đưa đến giải Nobel Vật lý năm 1957 cho hai nhà vật lý gốc Hoa khác là Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh. Bà là nữ chủ tịch đầu tiên của Hội Vật lý Hoa Kỳ (American Physical Society).
– Bà cũng là nhà khoa học nữ đầu tiên được nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Princeton và được trao một số giải thưởng và học vị khoa học danh giá khác như chức viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (1958), Giải thưởng Nhà nước về Khoa học, Hoa Kỳ (1975),Giải Vật lý Comstock (1964) và Giải Wolf Vật lý đầu tiên (1978).
Tài sản duy nhất của bà từ khi lọt lòng cho đến lúc sang Mỹ, duy chỉ có tinh thần ham học hỏi. Nhưng cũng nhờ đó mà bà mới đi vào lịch sử, trở thành “Marie Curie của Trung Quốc”, khẳng định năng lực của mình và phụ nữ nói chung trong công cuộc nghiên cứu khoa học cũng không thua kém gì nam giới.