Mến chào các bạn đến với bài viết mới của mình, trên hành trình trở thành một người Mentor về huấn luyện nội tâm mình đã có cơ duyên được biết đến và hiểu sâu hơn 6 rào cản nhận thức làm cho mình bị thu mình trong một chiếc kén mà mình tự tạo ra, khiến cho mình tự ti, thiếu động lực. Tuy nhiên, gần đây mình dần phá vỡ các rào cản này để trở thành một người trao đi giá trị nhiều hơn và biết cách giúp đỡ nhiều người hơn, cũng như là hướng đến 7 sự giàu toàn diện mà minh sư đã chia sẻ trong lớp học.
Nào hãy cùng mình tìm hiểu những sợi xích âm thầm trói chặt cuộc đời mỗi chúng ta nhé!
1.Sợi xích thứ nhất: Lập trình bản thân tầm thường
Theo học khoa Tâm lý từ những năm 1960, một người bạn của tôi tham gia vào một cuộc nghiên cứu, trong đó họ chích điện vào lũ chuột thí nghiệm mỗi khi chúng cố lấy thức ăn từ trong khay. Chẳng bao lâu sau, chúng không còn dám xớ rớ đến gần khay thức ăn nữa vì sợ bị điện giật. Sau đó, người ta ngắt nguồn điện và đặt nhiều thức ăn hấp dẫn hơn vào khay.
Nhưng lũ chuột tuyệt nhiên không dám đến gần. Thời gian trôi qua, chúng thà chết đói chứ không dám liều mạng đến gần khay kiếm chút thức ăn vì sợ bị chích điện.
Bản thân chúng ta bị đánh giá bởi những thước đo sai lầm về thu nhập, vật chất, sự nổi tiếng, năng khiếu. Đó cũng chỉ là những yếu tố bên ngoài không bền vững, cái mà chúng ta cần làm là nên tập trung chủ yếu vào chính bản thân mình, mình tốt hơn hôm qua 1% thôi cũng đã là một thành tựu phi thường. Trước đây mình cũng bị tình trạng như vậy thường hay so sánh bản thân với người khác nhưng mình cũng chỉ nhìn bề ngoài của họ thôi chứ cũng không biết họ đã trải qua những sự việc nào để có được cái gọi là thành công ngày hôm nay.
Để thay đổi chúng ta đơn giản chỉ là điều chỉnh thái độ, thay đổi góc nhìn, thay đổi Nghe-Thấy-Nói-Biết nhằm làm chủ Tài chính-Sức khỏe-Mối quan hệ-Nội tâm.
*** Kể cả khi bạn đã được lập trình sẵn sự tầm thường, hãy nhớ rằng bạn được thiết kế và tạo ra để làm những chuyện phi thường.
2.Sợi xích thứ hai: Nỗi sợ thất bại
Trong sáu sợi dây xích trói buộc không cho con người sống vì ước mơ của mình thì nỗi sợ thất bại là gông cùm mạnh mẽ nhất và khó bẻ gãy nhất. Sợi dây xích này bắt đầu hình thành từ thời thơ ấu của bạn và ngày càng vững chắc qua năm tháng.
Nỗi sợ là một cảm xúc hoặc rất lành mạnh, hữu ích, thậm chí có thể cứu mạng chúng ta, có thể gọi là nỗi sợ tích cực; hoặc có sức hủy diệt, làm tê liệt cảm xúc của chúng ta, gọi là nỗi sợ tiêu cực.
Nỗi sợ tích cực mách bảo chúng ta về giới hạn tự nhiên, pháp luật v.v… để chúng ta hành xử đúng và mang lại kết quả tốt đẹp. Nỗi sợ tiêu cực có vẻ mơ hồ nhưng rất đáng sợ, nó ngăn cản chúng ta làm những việc đáng làm.
Làm thế nào để phát hiện những nỗi sợ hãi mơ hồ? Hãy tự hỏi: Chúng ta thực sự mong muốn điều gì? Những chướng ngại vật nào cản trở? Điều gì khiến chúng ta không dám đương đầu? Lúc đó nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ xuất đầu lộ diện. Hãy đặt thêm các câu hỏi: Điều tệ hại nào sẽ xảy ra nếu nỗi sợ hãi này trở thành sự thật? Nếu mình hành động thì điều tốt nhất có thể đưa đến là gì? Lúc đó chúng ta sẽ giải tỏa sự căng thẳng và khám phá ra những điểm yếu, điểm mạnh của mình để khắc phục và phát huy.
Thất bại là một sự việc (chứ không phải là một con người). Nhưng thất bại nào trải qua cũng có thể trở thành người thầy vĩ đại, người cố vấn hiệu quả đối với thành công trong tương lai. Thật không may khi chúng ta xem thất bại là nỗi đau đớn, tấn bi kịch, sự cay đắng và nỗi giận dữ, rồi né tránh thất bại trong tương lai bằng cách tránh xa sự rủi ro và mạo hiểm, chúng ta chỉ đề ra mục tiêu tầm thường và sự tầm thường là kết quả mà chúng ta sẽ gặt hái được.
Để vượt qua được nỗi sợ này bản thân mình cũng đã phải rèn luyện hàng ngày và chuẩn bị về tâm thái Trân trọng-Biết ơn thật tốt để chuẩn bị sẵn sàng đón nhận nó.
3.Sợi xích thứ ba: Né tránh sự chỉ trích, phê bình
“Tôi đã bảo anh rồi mà!”
“Bạn đang nghĩ cái quái quỷ gì vậy?”
“Lúc nào em cũng cư xử như thế!”
“Con chẳng bao giờ làm được việc gì ra hồn!”
“Đừng có lố bịch như vậy!”
“Tôi biết ngay mà, thế nào chuyện này cũng xảy ra”
Sự chỉ trích, phê phán, phê bình, bình phẩm… có thể được phát ra dưới nhiều hình thức: một lời nhận xét thẳng thừng, một câu hỏi xách mé, thậm chí là một ánh mắt coi thường, một cái nhếch mép cười khẩy hoặc chỉ là tiếng thở dài ngao ngán. Chẳng ai muốn bị chỉ trích, nhưng ai cũng từng bị chỉ trích, không nhiều thì ít. Điều trớ trêu là chúng ta không thích bị người khác phê bình nhưng lại không ngần ngại trong việc phê bình người khác. Tiếp nhận lời phê phán, đối với con người mà nói, là một trong những kinh nghiệm khó khăn nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trái lại, đưa ra những thông điệp chỉ trích sao mà dễ dàng và tự nhiên đến thế!
Để xoá rào cản này, chúng ta cần gỡ bỏ sĩ thân vật chất và sĩ thân phi vật chất. Sĩ thân vật chất như sĩ thân về chức vụ, địa vị, danh phận… Sĩ thân phi vật chất như sĩ thân về kiến thức, về tư duy… Khi không còn sĩ thân sẽ không né tránh sự chỉ trích, phê bình nữa.