Sandra Day O’Connor (26/3/1930)
– Thường được người Mỹ thấy qua truyền hình như trong những cuộc bỏ phiếu quyết định của tòa án tối cao. Bà là vị thẩm phán nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trong số 9 vị quan tòa của tòa án tối cao, chủ trương theo đường lối ôn hòa. Giới bình luận chính trị Mỹ gọi bà là người phụ nữ quyền lực nhất nước Mỹ. Trước khi được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm thành vị thẩm phán nữ đầu tiên của tòa án tối cao, Sandra O’Connor đã từng là một cô gái thôn dã, được sinh ra và lớn lên tại trong một nông trại của gia đình ở sa mạc Arizona, giáp ranh biên giới Mexico. Nhưng cũng nhờ nơi cằn cỗi hẻo lánh này, cha bà đã rèn dũa cho bà bản lĩnh tự lập không thua kém gì giới đàn ông khi còn rất nhỏ. Chưa đến tuổi đi học bà đã cưỡi ngựa thành thạo, là tay súng trường 22 ly thiện xạ, bà còn biết cách chữa bệnh cho bò. Còn mẹ thì cho bà tinh thần ham học hỏi và yêu sách.
– Đến tuổi đi học bà chuyển đến sống cùng ông bà ngoại. Tuy rất nhớ nông trại nhưng bà vẫn học rất giỏi và đậu trường luật Stanford. Tại đây bà gặp và cưới người bạn học John năm 1952. Ra trường, dù tốt nghiệp đứng thứ 3 toàn khóa, bà nhận ra rằng chẳng công ty luật nào muốn thuê một luật sư nữ cả. Vì vậy, để học hỏi nhiều hơn bà chấp nhận làm không công cho một tờ báo luật. Sau đó bà chuyển đến Đức cùng chồng khi ông nhập ngũ và bà trở thành luật sư quân đội. Về nước, hai người trở về Arizona lập nghiệp và bắt đầu gia nhập chính trường. Năm 1969, bà trở thành trợ lý của Chưởng lý Arizona và được bổ nhiệm làm Thượng nghị sĩ bang Arizona năm 1970.
– Sau hai nhiệm kì bà trở lại với niềm đam mê luật. Không lâu sau bà trở thành thẩm phán của tòa án cấp cao của bang và nổi tiếng với tính hà khắc, liêm chính của mình. Năm 1979 bà được bầu làm thẩm phán tòa phúc thẩm của bang. Năm 1981, bà đánh dấu bước ngoặc lịch sử khi trở thành nữ thẩm phán đầu tiên trong tòa án tối cao Hoa Kỳ. Dù năm 1988 bà bị chẩn đoán ung thư nhưng vẫn cố gắng hoàn thành chức trách hơn 17 năm nữa, trở thành một tấm gương chính trực, bảo vệ công lý và không làm trái với lương tâm.
Một người phụ nữ cũng có thể làm nên lịch sử, và cũng như bà nói “một tiếng nói dù nhỏ vẫn có thể tạo ra sự khác biệt”