Công thức cội nguồn cuộc sống – Xây dựng niềm tin tích cực thông qua hình ảnh tâm trí

by | Apr 20, 2023

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải nhiều thách thức và khó khăn. Đôi khi, chúng ta có thể mất đi động lực và lòng tin vào khả năng của bản thân. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng niềm tin tích cực là chìa khóa để vượt qua mọi khó khăn.

Để xây dựng và duy trì niềm tin tích cực, chúng ta cần có lòng kiên nhẫn và quyết tâm. Chủ động huân tập thông qua nghe-thấy-nói-biết những điều tích cực trong cuộc sống hàng ngày để đưa vào kho tàng thức của chúng ta. Một yếu tố quan trọng khác trong việc xây dựng niềm tin là tự yêu thương và tự chấp nhận bản thân. Hãy nhìn nhận mọi sai lầm, thất bại như là những bước tiến trong sự phát triển của chúng ta. Bản thân của mình cảm thấy rất là phước báu khi có cơ hội được tiếp xúc và hiểu hơn về công thức này.

Hình ảnh tâm trí tích cực

Và mục tiêu quan trọng nhất khi chúng ta hiểu rõ về công thức cội nguồn cuộc sống là:

  • Nâng tầm nhận thức nội tâm của con người lên tầng bậc cao hơn. (Có 5 tầng nhận thức nội tâm tương ứng với 5 tầng bậc trí tuệ của con người)
  • Hiểu rõ cội nguồn cuộc sống đứng từ góc nhìn khoa học và kiến tạo hình ảnh tâm trí tốt.
  • Thay đổi hình ảnh tâm trí để thay đổi cuộc sống của bản thân.
  • Nhận thức được tính không của vạn vật.

Mọi việc bắt đầu từ KẾT QUẢ

Các bạn hãy lắng lại và xem xét có phải kết quả cuộc sống hiện tại của chúng ta là do chuỗi những chọn lựa của chính bản thân chúng ta trong mỗi thời điểm không? Bạn nhận được một lời mời đi ăn, một lời mời gặp mặt, rồi là sáng nay mình ăn gì, mình đi xem phim gì, … có phải trong từng hoàn cảnh bạn đều là người tự quyết định mình nên chọn lựa điều gì không?

Lại có một thiên kiến thế này: Khuynh hướng nội tâm của con người thì họ cảm nhận những gì tốt đẹp (như ý) là do họ chọn lựa, những gì không tốt đẹp (bất như ý) là do người khác mang lại (đổ lỗi đó cho người khác). Thực sự những điều bất như ý hay như ý đều do chúng ta CHỌN lựa mà có KẾT QUẢ.

Rất có thể trong tình huống này bạn đang bị vướng vào Self-serving bias – 1 trong 12 thiên kiến thường gặp

Thiên kiến vị kỷ – xảy ra khi một người ghi nhận công sức và nỗ lực của bản thân khi đạt kết quả tốt, và đổ lỗi cho những nhân tố bên ngoài nếu gặp kết quả tồi tệ.

Như vậy, do đâu mà bạn CHỌN LỰA điều này hoặc điều kia? Có phải là do bạn rất HẠP, THÍCH hay là HỢP với điều đó không? Tại sao bạn lại chọn đọc bài viết này, tại sao hôm nay bạn lại chọn cái áo đang mặc, tại sao hôm nay bạn quyết định đi đến quán cà phê xa nhà hơn, …..

Những diễn biến tiếp theo…

Với những điều bạn thích, bạn hợp được tạo nên từ TÍNH CÁCH của bạn. Đâu đó bạn có thể đã nghe qua về phương pháp trắc nghiệm tính cách như MBTI (viết tắt của từ Myers Briggs Type Indicator, là một công cụ dùng để phân tích và khám phá tính cách của con người thông qua việc trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm) tạo thành tổ hợp 16 nhóm tính cách khác nhau.

Tuy nhiên, qua thời gian thì bạn có thể thấy những chọn lựa của mình không còn phù hợp nữa và thay đổi từ tính cách này sang tính cách khác nên tính cách vẫn chưa phải là gốc rễ của vấn đề.

Và các cao nhân đã chỉ điểm cho chúng ta có tính cách như thế nào cũng hình thành nên từ THÓI QUEN của chúng ta làm hàng ngày. Tập trung vào thay đổi thói quen thì tính cách sẽ thay đổi, tuy nhiên, có 1 số thói quen nó sẽ tái lại qua thời gian nên không đơn giản để thay đổi. Vậy thói quen vẫn không phải gốc rễ nên chúng ta không tập trung thay đổi.

Để hình thành nên các thói quen trong cuộc sống thì chúng ta cũng cần có những HÀNH ĐỘNG cụ thể, tuy nhiên chỉ cần hành động thay đổi thì cũng sẽ dẫn đến thay đổi thói quen, cho nên hành động cũng chưa là gốc rễ của vấn đề. 

Những hành động của chúng ta có bị thay đổi là do chính những SUY NGHĨ của chúng ta, mà trong 1 ngày thì có rất rất nhiều suy nghĩ chạy qua trong đầu, theo các nhà khoa học thì có khoảng 12.000 đến 60.000 suy nghĩ mỗi ngày nên suy nghĩ cũng chưa phải là gốc rể nên chúng ta không tập trung thay đổi suy nghĩ, vậy điều gì sẽ quan trọng hơn tiếp theo đây?

Niềm tin hình thành suy nghĩ và quyết định cuộc sống

Vậy thì đặt ra câu hỏi tiếp tục, cái gì định hình suy nghĩ của con người chúng ta? Các chuyên gia đã giúp đỡ cho chúng ta, cái này chính là NIỀM TIN của con người chúng ta. Cho dù đó là do tác động của bên ngoài hay trong chính bản thân mình thì bản chất mọi quyết định của cuộc đời của chúng ta đang cho hệ thống niềm tin bên trong của chúng ta quyết định.

Dù vậy để cho niềm tin bên trong được thể hiện một cách đúng đắn ra bên ngoài thì bạn cần phải nắm rõ thêm một thuật ngữ đó là mong muốn bên ngoài, vì chỉ khi 2 điều này tiến gần tiệm cận lại trùng nhau thì biểu hiện vật chất bên ngoài sẽ hiển lộ. Tuy nhiên, để chuyển dịch niềm tin không đơn giản vì hệ thống niềm tin bản thân phải thống nhất từ thông tin đến năng lượng và vật chất. Do đó, để làm cho đơn giản hơn chúng ta sẽ có một phương pháp cực kỳ hiệu quả đó là tập trung thay đổi hình ảnh trong tâm trí.

Hình ảnh tâm trí là gì?

Việc chúng ta tin tưởng hay có niềm tin vào điều gì phụ thuộc vào trong não bộ chúng ta chứa hình ảnh gì hay nói cách khác là chứa đựng những khái niệm nguồn nào. Mỗi người sẽ có hình ảnh khác nhau về cùng một đối tượng. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua câu chuyện cây bút.

Ví dụ nổi tiếng của thầy Michael Roach. Nguồn DC.I

Câu chuyện trên giúp chúng ta thấy được bản chất vạn vật đều có tính không. Tính không không phải là không tồn tại hay không nhìn thấy mà là không có đối tượng nhận thức về nó nên nó có tính không. Bản thân nó có tính không nên có tiềm năng trở thành bất cứ cái gì. Nó là gì tùy thuộc vào nhận thức từ bên trong chúng ta, không đến từ chính nó.

Vậy nên, nếu muốn thay đổi kết quả của một sự việc nào đó chúng ta có thể thử huân tập lại những điều tích cực, có lợi về điều đó thông qua nghe-thấy-nói-biết. Bắt đầu từ những việc nhỏ đến lớn, tiến hành và cảm nhận những sự thay đổi đó sẽ kiến tạo lại những điều chúng ta có thể đã bỏ lỡ. Biết ơn các bạn đã đọc.

Bài viết liên quan

Yêu Thương Bắt Đầu Từ Chính Mình

Yêu Thương Bắt Đầu Từ Chính Mình

Trong cuộc sống hàng ngày, Thành cũng hay thường mắc phải một sai lầm lớn đó là đánh giá và phán xét người khác quá nhiều mà lại quên đi việc tự vấn lương tâm và nhìn nhận lại chính bản thân mình. Đôi khi Thành cảm thấy ghét bỏ một người nào đó vì những khuyết điểm...

Nguyên lý ánh sáng

Nguyên lý ánh sáng

Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Đôi khi, chúng ta cảm thấy mình đang lặn hụp giữa dòng đời, không biết phải làm gì để vượt qua. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng đúng cách, có một...