Trước khi có thể sáng tạo, cải tiến, giải quyết vấn đề, hay xây dựng mối quan hệ ý nghĩa, chúng ta cần phải biết cách lắng nghe. Lắng nghe kỹ lưỡng sẽ giúp chúng ta hiểu được những thông tin quan trọng và xác nhận lại những gì chúng ta đã biết. Chỉ khi chúng ta có thể tập trung và sẵn sàng để từ bỏ các quan điểm cũ của mình, chúng ta mới có thể lắng nghe sâu sắc. Đó là điểm khởi đầu cho sự thấu hiểu, kết nối sâu sắc và sự đột phá ý tưởng khi chúng ta có thêm góc nhìn mới.
Cấp độ 1 – Downloading (Tải xuống thông tin – Nghe bằng Tai):
Ta lắng nghe nhưng vẫn tự hạn chế mình trong bức tường đóng kín bởi những định kiến, nhận thức, trải nghiệm trong quá khứ. Ta nghe chỉ để khẳng định những gì mình đã tin, đã biết.
Cấp độ 2 – Factual (Nghe thực tế – Nghe bằng Tâm trí):
Ta quyết định mở cửa để đón luồng gió mới. Tức là tạm gác những định kiến, trải nghiệm, kiến thức, niềm tin cũ sang một bên để đầu óc cởi mở đón nhận những góc nhìn mới, nhận thức, thông tin mới.
Cấp độ 3 – Empathic Listening (Nghe thấu cảm – Nghe bằng trái tim):
Ta quyết định bước ra khỏi căn phòng của mình để đi vào thế giới của người khác, đứng ở góc nhìn của người khác để thấu hiểu, cảm nhận không chỉ thông tin mới mà cả những cảm xúc, cảm giác, tình cảm…
Cấp độ 4 – Generative Listening (Nghe theo bản năng – Nghe toàn vẹn):
Cấp độ cao nhất – đó là sự lắng nghe vượt qua cấp độ kết nối ở cá nhân cũng như góc nhìn giới hạn của từng cá nhân, mà tập trung kết nối với những tiềm năng, cơ hội, khả năng xảy đến trong tương lai.
Tình huống thực tế:
Hãy thử áp dụng bốn cấp độ của lắng nghe để phân tích một tình huống sau đây.
Một người chia sẻ rằng: “Mình mất kết nối với gia đình nhiều năm, đặc biệt là mối quan hệ với cha của mình, vì chưa tìm được phương án để hàn gắn lại”
một ví vụ
Cấp độ 1 – Downloading: Nghe chỉ để khẳng định những gì mình đã tin, đã biết.
Ở cấp độ này, chúng ta dễ có thiên hướng nhanh chóng đưa đến kết luận dựa trên góc nhìn, trải nghiệm của bản thân. Ví dụ: “Phương án cũ chưa được khai thác hết nên thiếu môi trường tiếp xúc với cha cho bạn.”
Cấp độ 2 – Factual: Cởi mở đón nhận những góc nhìn mới, nhận thức, thông tin mới.
Ở cấp độ này, chúng ta sẽ cần đặt thêm những câu hỏi để tìm ra những thông tin mới. Ví dụ: “Bạn có thể chia sẻ thêm về phương án khác mà bạn cho rằng chưa hiệu quả được không?”
Thường khi nghe câu trả lời, tâm trí chúng ta sẽ tập trung ghi nhận những thông tin mới, mình chưa biết trước đó.
Cấp độ 3 – Empathic Listening: Đứng ở góc nhìn của người khác để thấu hiểu, cảm nhận không chỉ thông tin mới mà cả những cảm xúc, cảm giác, tình cảm…
Ở cấp độ này, việc lắng nghe không chỉ dừng ở thông tin, mà chúng ta cần thực sự đặt mình vào hoàn cảnh của người đó, cảm nhận những gì bạn đang trải qua, kết nối cả về cảm xúc, cảm giác, tình cảm của bạn.
Chúng ta có thể gợi mở bằng những câu hỏi giúp người ấy kể được câu chuyện cụ thể hơn. Ví dụ: “Bạn có thể kể về một vài tình huống hoặc sự kiện bạn không hài lòng trong quá khứ được không?”
Chú ý, khi lắng nghe câu chuyện, chúng ta hãy đặt sang một bên những định kiến, nhận thức, trải nghiệm trong quá khứ của bản thân để tập trung lắng nghe, đặt mình vào hoàn cảnh của người chia sẻ để thấu cảm được tốt nhất.
Cấp độ cao nhất – Generative Listening: Lắng nghe để kết nối với những tiềm năng, cơ hội, khả năng xảy đến trong tương lai
Ở cấp độ này, chúng ta tập trung nhìn sâu hơn vào những gì người kia chia sẻ để nhìn ra được những tiềm năng, cơ hội, khả năng có thể xảy đến.
Ví dụ, bạn chia sẻ rằng bạn cảm thấy rất ngại phải đối diện với cha của mình. Cấp độ này có thể giúp chúng ta nhìn ra được tiềm năng phát triển của những người như bạn này ở những hoàn cảnh khác nhau để cho bạn biết được cội nguồn cuộc sống từ đâu. Để từ đó bạn sẽ tự bản thân đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.